Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Kinh Lạy Nữ Vương

Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành
Sau kinh Lạy Cha, kinh Kính Mừng, kinh Sáng Danh, kinh nguyện phổ biến nhất trên toàn thế giới nơi người Công giáo, và gần đây, nơi cả người Tin Lành châu Mỹ Latinh – mà trước đây đã là Công Giáo – là kinh Lạy Nữ Vương. Bản tiếng Việt Nam viết như sau: “Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành, làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy. Thân lậy Mẹ! Chúng con, con cháu E-và ở chốn khách đầy, kêu đến cùng Bà, chúng con ở nơi khóc lóc than thở kêu khẩn Bà thương. Hỡi ôi! Bà là Chúa bầu chúng con, xin ghé mặt thương xem chúng con đến sau khỏi đầy, xin cho chúng con được thấy Ðức Chúa Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Ôi khoan thay, nhân thay, dịu thay, Thánh Maria trọn đời đồng trinh, Amen.”
Vì vậy không ai ngạc nhiên khi Ðức Giáo Hoàng Phanxicô, ngay ngày đầu tiên, sau khi được bầu làm giáo hoàng, đã vào nhà nguyện, trước ảnh Ðức Mẹ, cùng với các vị trong hồng y đoàn và quan khách, quỳ gối đọc kinh Lạy Nữ Vương.
Dâng mình cho Ðức  Mẹ là chuyện bình thường và cần phải làm, nhưng tại sao ngài chọn hát bài “Lạy Nữ Vương” mà không chọn kinh khác về Ðức Mẹ, hay bài ca nổi tiếng của Thánh Phanxicô xin cho con trở thành dụng cụ bình an của Chúa?
Lịch sử
Nên biết, bản kinh Lạy Nữ Vương là một trong tám kinh về Ðức Mẹ nổi tiếng qua rất nhiều thế kỷ, đến nổi được mệnh danh là bản kinh vượt không gian và thời gian. Tám kinh nguyện đó là: “Magnificat: linh hồn tôi tung hô Chúa,” “Ave Maris Stella: lạy Mẹ là ngôi sao sáng,” “Ave Maria: Kính chào Mẹ Maria,” “Sabat Mater dolorosa: Mẹ sầu bi, đứng bên thánh giaù,” “Regina coeli: Lạy Nữ Vương thiên đàng,” “Immaculate Mary: Lạy Mẹ vô nhiễm nguyên tội,” “Litany of Blessed Virgin Mary: Kinh cầu Ðức Bà,” và “Lạy Nữ Vương.” Trong tám kinh nguyện được phổ nhạc này, một số bài rất phổ biến nơi người Việt Nam là “Linh hồn tôi tung hô Chúa,” “Kính chào Mẹ Maria,” “Mẹ vô nhiễm nguyên tội.” Còn kinh cầu Ðức Bà thì gần như các cụ, ai cũng thuộc, và nhà thờ nào cũng đọc kinh này hàng ngày. Mỗi lời kinh là một lời chúc tụng Mẹ mà Cựu Ước hoặc Tân Ước đã đề cập:

X: Ðức Bà như sao mai sáng vậy.
Ð: Cầu cho chúng con.
X: Ðức Bà cứu kẻ liệt kẻ khốn.
Ð: Cầu cho chúng con.
X: Ðức Bà bầu chữa kẻ có tội.
Ð: Cầu cho chúng con.
X: Ðức Bà yên ủi kể âu lo.
Ð: Cầu cho chúng con.
X: Ðức Bà phù hộ các giáo hữu.
Ð: Cầu cho chúng con.
Giáo Hội đã phân định rất rõ: Khi nguyện xin cùng Chúa, thì Thương xót chúng con; còn cầu xin với Ðức Mẹ thì Cầu cho chúng con.
Riêng bài Lạy Nữ Vương, với Việt Nam chúng ta, phổ thông bằng kinh nguyện hơn là nhạc bản. Nguyên gốc tiếng Latinh – và văn bản tiếng Hoa Kỳ – hình như … dễ hieåu hơn baûn tieáng Vieät! Ðeå coù moät caùi nhìn roäng raõi, moïi người nên biết, kinh Lạy Nữ Vương mà tiếng Latinh là “Salve Regina,” nổi tiếng và phổ thông đến độ, đây là lời cầu nguyện kết thúc kinh tối mà các linh mục và tu sĩ hát trước khi đi ngủ: “Salve, Regina, mater misericordiae: Vita, dulcedo, et spes nostra, salve, Ad te clamamus, exsules, filii Hevae, Ad te suspiramus, gementes et flentes in hac lacrimarum valle. Eia ergo, Advocata nostra, illos tuos misericordes oculos as nos converte. Et lesum, benedictum fructum  ventris tui, nobis, post hoc exsilium ostende. O Clemens: O pia: O dulcis, Virgo Maria.” Ðây cũng là kinh kết thúc các mầu nhiệm Mân Côi [1] nhiều người thường đọc hàng ngày. Với người Hoa Kỳ, theo chỉ dẫn của hội đồng Giám Mục, phiên dịch như sau: “Hail Holy Queen, Mother of mercy, our life, our sweetness, and our hope. To you we cry, the children of Eve; to you we send up our sighs, mourning and weeping in this land of exile. Turn, then, most gracious advocate, your eyes of mercy toward us; lead us home at last and show us the blessed fruit of your womb, Jesus: O clement, O loving, O sweet Virgin Mary. Amen.” Bản kinh này mới và hợp tâm tình hơn bản kinh cũ, khi thay đổi từ ngữ “thee” thành ra “you”: “To you we cry, to you we send up, your eyes of mercy toward…” thay vì “To thee we cry, to thee we send up, thine eyes of mercy.” Nhiều dòng tu, như Dòng Chúa Cứu Thế, hát bài ca này vào dịp lễ truyền chức. Lời kinh và tiếng nhạc cảm động đến độ, nhiều tân chức đã không cầm được nước mắt khi mong mỏi Mẹ nhân lành che chở, bao bọc và hướng dẫn suốt cuộc đời tận hiến của mình. Ðương nhiên, với các Sơ thì bài hát còn phổ thông hơn nữa. Trong nghi thức ghi rõ: Hát “Lạy Nữ Vương” dâng các Sơ cho Ðức Mẹ.
Lịch sử lời kinh
Vấn đề khi phiên dịch. Tuy nhiên, từ ngữ “spes” trong La Tinh – hay “hope” tiếng Hoa Kỳ – khi chuyển qua tiếng Việt, không thống nhất. Có khi chúng ta dùng chữ “hy vọng,” có khi lại là “cậy,” hay là “trông cậy.” Thí dụ: “Faith, Hope and Charity” là “Tin, Cậy, Mến,” trong đó Tông Huấn “Spe Salvi” của Ðức Giáo Hoàng Bênêđict 16, thì là “Ðược Cứu Rỗi trong Hy Vọng.” Vậy khi nào chúng ta nên dùng chữ Hy vọng [2], và khi nào dùng chữ Cậy? Khi nào dùng chữ Trông Cậy? Ðấy là chưa kể đến “trông cậy” và “cậy” rất khác nhau. Trông cậy đi theo cuøng vi nieàm tin [3]. Trong khi đó, cậy có thể cùng đồng nghĩa với cậy nhờ. Bên cạnh đó, cậy, trông cậy và hy vọng không hoàn toàn mang ý nghĩa giống nhau. Người ta nói “hy vọng bạn sẽ thi đậu,” chứ không ai nói “trông cậy bạn sẽ thi đậu” hay “cậy bạn sẽ thi đậu [4].” Một vấn đề khác cần lưu ý là, rất ít khi các giảng viên giáo lý giải thích nguồn gốc ý nghĩa của những chữ này, phải chăng nhiều khi các giảng viên cũng không hiểu? Chúng ta đa số chỉ biết Tin, Cậy, Mến là ba nhân đức đối thần, mà không hiểu thêm ý nghĩa của Cậy là gì, và tại sao là đối thần?
Cần giải thích ý tưởng Lời kinh:
Khi nguyện xin: “làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy” dễ khiến gây ra hiểu lầm là Ðức Mẹ có khả năng ban cho người kêu cầu được sống, được vui, được cậy. Câu hỏi nên đặt ra là, nếu Ðức Mẹ cho người xin được sống, được vui, được cậy, thì đâu là vai trò của Thiên Chúa, và nhất là của Chúa Giêsu? Chỉ có Chúa cho người ta được sống, được vui, được cậy? Hay Ðức Mẹ? Phải hiểu ra sao, sự ban ơn này mang tính cách tuyệt đối hay tương đối? Nhìn xa hơn, Chúa cứu rỗi nhân loại, hay Mẹ cứu rỗi nhân lọai? Như vậy, khi đọc kinh Mân Côi, kinh nguyện tối; khi cầu nguyện cùng Ðức Mẹ, nhất là trong tháng hoa, kết thúc bằng kinh Lạy Nữ Vương, chúng ta đúng hay sai?
Ðức tin và Vai trò của Ðức Mẹ theo Thánh Kinh
Ðức Giáo Hoàng Bênêđict XVI trong Tông Huấn khai mạc Năm Ðức Tin “Porta Fidei” đã đưa ra câu trả lời: “Chúng ta hãy luôn hướng nhìn về Chúa Giêsu Kitô, là nguồn gốc và là tận điểm của đức tin [5].” Ðúng vậy, chỉ có Chúa là nguồn gốc và là tận điểm của đức tin, tức là nguồn gốc và tận điểm của mọi niềm hy vọng. Nhưng cuộc đời của Mẹ là một cuộc hành trình đức tin của một môn đệ trung tín và đầy hy vọng vào chương trình cứu chuộc của Chúa Cứu Thế; do đó, đời sống của Mẹ phản ánh đời sống của Chúa. Nơi đây, chúng ta cần ghi nhận cố gắng của các nhà thần học Anh Giáo và Công Giáo, khi nghiên cứu Thánh Kinh, đã gọi Mẹ là môn đệ đầu tiên của Chúa, khi từ lúc sứ thần truyền tin, Mẹ cưu mang Chúa, cho đến lúc Chúa công khai xuất hiện tại tiệc cưới Cana, và đồng hành với con mình trên đường đến núi Sọ. “Quan điểm cánh chung, đang khi nhìn đời sống Kitô theo văn mạch viễn kiến hướng về một Ðức Kitô vinh quang, dẫn đưa người tín hữu khỏi vòng tội lỗi ràng buộc, và thông phần vào sự trong sạch và tình yêu của Người [6].” “Quan điểm này hoàn thành nhờ hiến tế cứu chuộc của Chúa [7].” Bản tuyên ngôn cũng giải thích thêm vai trò của Mẹ Maria liên kết với Chúa, và với công trình cứu chuộc của Chúa Cứu Thế như thế nào: “Các thần học gia thời trung cổ khai triển suy tư giáo phụ nhìn Mẹ như “khuôn mẫu” của Giáo Hội, và là Evà mới, khi liên kết với Chúa Kitô trong tiến trình cứu chuộc. Trọng tâm của những suy tư nơi người tín hữu vào thời điểm này, chuyển từ một Maria, đại diện cho giáo hội trung tín, và một nhân loại được cứu rỗi, sang một Maria, người thông truyền ân sủng Ðức Kitô cho giáo dân. Những suy tư này soi sáng rõ ràng hơn các ý tưởng và lời cầu xin khi chúng ta dâng lên Mẹ [8].”
Hành trình đức tin của Mẹ, hòa hợp với đức hy vọng, tạo thành nét riêng của Ðấng là Mẹ Thiên Chúa Nhập Thể. Khi thiên thần báo tin Mẹ sẽ trở thành thân mẫu Ðấng Cứu Thế, lời tín thác của Mẹ là “Tôi là tôi tớ Ðức Chúa Trời, tôi xin vâng như lời sứ thần truyền [9].” Lời tín thác này tràn đầy hy vọng, khi Mẹ tin rằng lời Chúa hứa trong Cựu Ước sẽ được thực hiện nơi Mẹ. Chính vì vậy, khi viếng thăm bà Elisabeth, Mẹ cất bài ca chúc tụng Ðấng Tối Cao, vì những kỳ công Chúa thực hiện nơi những người tín thác nơi Ngài: “Bấy giờ bà Maria nói: “Linh hồn tôi ngợi khen Ðức Chúa, thần trí tôi  hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Ðấng cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Ðấng Tòan Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, Danh Người thật chí thánh chí tôn! Chúa độ trì Esrael, tôi tớ của Người, như đã hứa cùng cha ông chúng ta [10].”
Với đức tin, Mẹ xin Chúa làm phép lạ tại tiệc cưới Cana, và tin rằng Chúa sẽ làm theo ý Mẹ: “Thân mẫu Người nói với gia nhân: Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo [11].” Với đức tin, Mẹ tín thác vào chương trình của Chúa, dù có thể Mẹ không hoàn toàn hiểu hết, và Mẹ gìn giữ mọi kỷ niệm trong lòng. Sự gìn giữ cho tương lai, nghĩa là hy vọng rằng những việc đang suy niệm, sẽ được thực hiện. Niềm hy vọng này bị thách đố, khi Mẹ chứng kiến tận mắt con mình chịu tử nạn trên Thập Giá, nhưng không bị suy yếu, khi cùng với 12 tông đồ, Mẹ lãnh nhận ơn Thánh Linh [12]. Với đức tin, Mẹ theo Chúa trong suốt thời gian Người giảng đạo, và đồng hành với Chúa cho đến tận đồi Golgota [13]. Với đức tin, Mẹ Maria nếm hưởng những thành quả đầu tiên của cuộc Phục Sinh của Chúa Giêsu, và lưu giữ mọi kỷ niệm trong lòng [14], Mẹ thông truyền kỷ niệm ấy cho 12 Tông Ðồ tụ họp với Mẹ trong Nhà Tiệc Ly để lãnh nhận Thánh Linh [15].” Tin, Hy vọng hoà nhập thành một trong cuộc đời của Mẹ. Không thể chỉ nói đến tin mà không nhắc đến đức Hy vọng và ngược lại không thể nói đến Hy vọng và không đề cập đến đức Tin.
Mẹ làm tròn hy vọng của dân Chúa trong Cựu Ước mà mọi người mong đợi cả hàng ngàn năm: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót người [16].” Niềm hy vọng mà mọi người mong mỏi, đã được nhìn thấy nơi Mẹ Maria. Mẹ là người mang niềm hy vọng tuyệt vời và tuyệt đối: mang con Thiên Chúa cho nhân loại, và chính Mẹ cũng là nguồn hy vọng của Dân Chúa như lời Chúa đã hứa. Niềm hy voïng đoù mang laïđời soáng cho người tin vào Chúa, một đời sống mới của ân sủng thay thế cho cuộc đời tội lỗi mà khi xưa Adong và Eva đã vấp phạm. Vì vậy, Thánh Phaolô đã viết: “Cho nên, ai ở trong Ðức Kitô đều là thụ tạo mới [17].”
Giờ đây, chúng ta hiểu tại sao nơi kinh Lạy Nữ Vương, mọi người khẩn cầu: “Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy.” Ðược sống, nghĩa là qua Mẹ, chúng ta có đời sống mới: Chúa Kitô; và chính Mẹ cùng ban đời sống mới cho chúng ta như mẹ ruột mỗi người ban đời sống cho con mình. Ðược cậy, khi chúng ta sống trong hy vọng, một hy vọng tín thác tin tưởng rằng lời Chúa hứa sẽ thực hiện trong cuộc đời của mình. Chính vì vậy mà các bậc cha ông Việt Nam đã dùng chữ cậy, đồng nghĩa với hy vọng với lòng trông cậy và tín thác. Ðược vui, khi chúng ta lãnh nhận ơn làm con Chúa, được chia seû phaàn gia nghieäp thieâđaøng vi Chuùa, troâng thaáy li ha cuûa Chúa thực hiện trên thế giới và trong đời sống của mình.
Góp ý
Có lẽ nói đây cũng là lúc thuận tiện để Giáo Hội Công giáo Việt Nam duyệt lại các bản kinh cho thích hợp với cách hiểu mới, và chính xác hơn với nguyên bản - không hẳn chỉ riêng với kinh Lạy Nữ Vương – mà còn với nhiều bản kinh khác nữa. Lời kinh “Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy” tuy được giải thích theo phương diện văn hoá và lịch sử, nhưng vẫn dễ gây ra hiểu lầm, và cần được giải thích rõ ràng hơn. Nguyên văn của bản kinh La Tinh có lẽ nên phiên dịch như sau: “Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành, Mẹ là nguồn sống, nguồn vui, nguồn hy vọng của chúng con [18]. Thân lạy Mẹ! Chúng con, con cháu Evà, ở chốn khách đầy, kêu đến cùng Mẹ; chúng con ở nơi khóc lóc than thở, kêu khẩn Mẹ thương. Lạy Mẹ! Mẹ là đấng bầu cử cao vời nhất của chúng con [19], xin ghé mặt thương xem chúng con. Sau khi qua khỏi chốn lưu đầy này, xin cho chúng con được thấy Ðức Chúa Giêsu con lòng Mẹ, đầy phúc lạ. Ôi khoan thay, nhân thay, dịu thay, Thánh Maria trọn đời đồng trinh [20].”
Nhờ đức tin, Mẹ Maria đã đón nhận lời thiên thần và tin nơi lời loan báo Mẹ sẽ trở thành Mẹ Thiên Chúa trong sự tuân phục tận tụy của Mẹ [21]. Khi viếng thăm bà Elisabeth, Mẹ cất bài chúc tụng Ðấng Tối Cao vì những kỳ công Chúa thực hiện nơi những người tín thác nơi Ngài [22]. Mẹ vui mừng và hồi hộp sinh hạ Con duy nhất, mà vẫn giữ nguyên sự đồng trinh [23]. Ðức Tin của Mẹ dẫn đến nguồn hy vọng tuyệt vời và tuyệt đối là Chúa Giêsu và lại một lần nữa, chúng ta có thể nói: chính Mẹ cũng là nguồn hy vọng của chúng ta, những người con đang sống trên dương thế này.
Trong tháng hoa, cùng với Ðức tân Giáo Hoàng Phanxicô, mỗi người, hãy cùng nhau dâng mình cho Ðức Mẹ, và với niềm tin tưởng phó thác, nguyện xin: “Này tôi là tôi của đức Chúa Trời, tôi xin vâng theo lời sứ thần truyền.
Lm. Anthony Ðào Quang Chính

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét